Phấn rôm trẻ em là một sản phẩm chăm sóc da nhiều công dụng với mức giá bình dân. Tuy vậy, tuyên bố từ WHO và vụ bê bối 8,9 tỉ USD của Johnson & Johnson năm 2022 đã gia tăng lo ngại về mức độ ảnh hưởng của sản phẩm này tới sức khỏe. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu thực hư việc phấn rôm trẻ em gây ung thư nhé.

Phấn rôm trẻ em là gì?

Phấn rôm trẻ em là một sản phẩm hóa mỹ phẩm dạng bột thường được các mẹ thoa lên da trẻ sơ sinh để giữ da của bé khô và hạn chế rôm sảy. Bởi công dụng này, nhiều người lớn cũng dùng phấn rôm để hút ẩm và chống kích ứng các vùng bẹn, đùi trong, lòng bàn chân hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể.

Phấn rôm trẻ em thường thấy có hai loại: Loại có thành phần chính là bột talc và tinh bột ngô

  • Bột Talc là một loại khoáng chất đất sét chứa Ma – giê silicat ngậm nước và thường ở dạng bột. Loại chất này thường được kết hợp với tinh bột ngô trong các sản phẩm phấn rôm dùng cho trẻ em. Ngoài ra, bột talc còn thường xuyên được sử dụng trong chất làm đặc và chất bôi trơn.
  • Tinh bột ngô được lấy từ nội nhũ của hạt ngô. Bởi loại bột này có khả năng hút nước và dầu tốt nên chúng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
  • Ngoài ra, tùy vào các thương hiệu phấn rôm khác nhau sẽ thêm vào sản phẩm của mình một số loại khoáng chất hoặc chất tạo mùi khác nhau.
Phấn rôm gồm hai loại phổ biến (Nguồn: Internet)
Phấn rôm gồm hai loại phổ biến (Nguồn: Internet)

Phấn rôm trẻ em chứa talc gây ung thư?

Năm 2016, Cơ quan phòng chống ung thư (IARC) thuộc WHO, IARC xếp bột talc nhiễm amiăng – một tập hợp gồm sáu khoáng vật silicat xuất hiện trong tự nhiên vào nhóm 2A trong bảng phân loại các hợp chất có khả năng gây ung thư. Nhóm 2A của IARC bao gồm các chất hoặc môi trường sinh hoạt đã được cơ quan trên tin rằng có khả năng gây ung thư dựa trên một số lượng hạn chế bằng chứng về việc các chất này có thể đã gây ung thư ở người và động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, danh sách này không có biết mức độ nguy hại của các chất này trong việc gây ra ung thư ở con người.

Các nghiên cứu xác định bột talc nhiễm amiăng có thể gây ra bao gồm u trung biểu mô, loại ung thư hiếm gặp hình thành trong niêm mạc phổi hoặc bụng.

Ban đầu, Johnson and Johnson đưa ra bằng chứng chứng minh các sản phẩm phấn rôm trẻ em của hãng không chứa talc nhiễm amiăng để trấn an dư luận nhưng theo thời gian, ngày càng nhiều bằng chứng được giới khoa học đưa ra để chứng minh kể cả bột talc không nhiễm amiăng cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, bao gồm ho, thở khò khè và khó thở, theo Tiến sĩ Stanley Spinner.

Đa số các trường hợp được ghi nhận gặp các vấn đề trên là trẻ nhỏ nhưng cũng có những trường hợp là người trưởng thành – những người làm việc trong môi trường đặc thù khiến họ thường xuyên hít phải bột talc như ngành giấy. Ngoài ra, IARC cũng đề cập thêm đến các bệnh nhân mắc ung thư có thói quen dùng phấn rôm vùng đáy chậu.

Trước nhiều thông tin bất lợi, tập đoàn Johnson & Johnson (Mỹ) đã thu hồi sản phẩm phấn rôm trẻ em cùng nhiều sản phẩm khác có liên quan đang lưu hành trên thị trường và buộc phải kí vào thỏa thuận bồi thường có giá trị lên tới gần 9 tỉ đô la để giải quyết mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến sản phẩm phấn rôm tai tiếng của hãng.

Johnson&Johnson buộc phải thu hồi các sản phẩm phấn rôm sau cáo buộc gây ung thư (Nguồn: Internet)
Johnson&Johnson buộc phải thu hồi các sản phẩm phấn rôm sau cáo buộc gây ung thư (Nguồn: Internet)

Trong tài liệu được công bố vào tháng 7/2024, IRAC chỉ ra rằng khi cho chuột thí nghiệm phơi nhiễm với bột talc, chúng có tỉ lệ mắc ung thư tuyến thượng thận và ung thư phổi cao hơn những con chuột không tiếp xúc với bột talc. Cũng trong thông cáo này, IRAC tuyên bố đã thu thập được một hệ thống bằng chứng cơ học chứng minh bột talc gây nên hai tác hại nghiêm trọng là gây viêm mãn tính và làm thay đổi dinh dưỡng tế bào, tăng lượng hoặc tiêu diệt tế bào.

Phấn rôm em bé từ tinh bột ngô liệu có an toàn?

Bởi phấn rôm em bé với thành phần chính là bột talc có khả năng gây ung thư, một số mẹ chuyển sang dùng phấn rôm với thành phần chính là tinh bột ngô. Tuy vậy, giới khoa học cảnh báo kể cả là phấn rôm tinh bột ngô cũng có khả năng gây ung thư phổi. Tiến sĩ Spinner nói thêm mặc dù vấn đề này trông có vẻ chỉ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể sẽ gặp rắc rối khi sử dụng phấn rôm từ tinh bột ngô.

“Mọi thứ bạn hít vào đều có thể gây ảnh hưởng đến phổi của bạn.” Tiến sĩ, bác sĩ nhi Peily Soong bổ sung cho luận điểm của Spinner.

Lời khuyên từ chuyên gia

Mặc dù phấn rôm trẻ em được làm từ bột talc hay tinh bột ngô đều không tốt cho sức khỏe người dùng nhưng nếu bắt buộc phải sử dụng, Tiến sĩ Spinner khuyên rằng sử dụng phấn rôm trẻ em từ tinh bột ngô sẽ ít gây hại cho sức khỏe hơn.

Trừ những trường hợp bất khả kháng, các nhà khoa học khuyên rằng không nên sử dụng phấn rôm, bất kể thành phần chính là gì. Tiến sĩ Soong đưa ra lời khuyên rằng nếu trẻ bị rôm sảy nặng, cha mẹ có thể sử dụng vaseline, thay tã cho con thường xuyên và thi thoảng cho con nghỉ mặc tã khi ở nhà.

Tuy cho rằng hiếm có trường hợp nào không thể không dùng phấn rôm nhưng tiến sĩ Soong vẫn đưa ra lời khuyên cho những người muốn sử dụng phấn rôm chứa bột talc cho con hoặc cho bản thân:

  • Nếu phải dùng phấn rôm vào phần bẹn, tránh để phấn dính vào bộ phận nhạy cảm, chỉ nên thoa một lớp mỏng ở vùng bẹn
  • Tránh không để phấn dính vào mắt trẻ nhỏ
  • Không được bôi phấn rôm lên mặt mình hay mặt con bạn để tránh khả năng hít phải chúng
  • Để phấn rôm tránh xa khỏi tầm tay trẻ em
  • Khi đổ phấn rôm, hãy đổ ra tay, để xa mặt nhất có thể
  • Đừng đổ phấn rôm trực tiếp lên người con bạn, hãy đổ nó ra một miếng vải, vô lại và vỗ nhẹ miếng vải đó lên những vị trí cơ thể con mà bạn muốn thoa phấn
Đừng đổ phấn trực tiếp lên người con bạn (Nguồn: Internet)
Đừng đổ phấn trực tiếp lên người con bạn (Nguồn: Internet)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phấn rôm trẻ em, dù được sản xuất với nguyên liệu chính là gì, đều có thể gây nên ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp. Chính vì vậy, nếu có thể, người tiêu dùng không nên sử dụng phấn rôm thường xuyên, hoặc có thể tìm hiểu các sản phẩm có cùng công dụng và an toàn hơn để thay thế phấn rôm.

Nguồn tham khảo:

1. Khánh Mai (2024), WHO đưa ra thêm dẫn chứng về bột talc trong phấn rôm có thể gây ung thư ở người, Tạp chí điện tử Chất lượng Việt Nam

2. JAMIE DUCHARME (2023), Is Any Kind of Baby Powder Safe to Use?, Time Magazine

3. Erica Cirino (2018), Is Baby Powder Safe?, Healthline

Xem thêm

10 loại thực phẩm chống viêm giúp giảm đau khớp mà bạn nên biết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau khớp, viêm khớp có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến tăng đau khớp và khó chịu. Ngược lại, áp dụng chế độ ăn chống viêm có thể giúp ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận